Phân Biệt Các Loại Gỗ Công Nghiệp: MFC, MDF, HDF Và Flywood


28/03/2024

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều ván gỗ công nghiệp khác nhau. Do đó khách hàng rất khó có thể phân biệt các loại gỗ công nghiệp một cách chính xác. Nắm bắt được nhu cầu này Nội Thất Bến Thành sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về các loại gỗ này cũng như cách phân biệt. Hãy cùng theo dõi nhé!

    1. Gỗ công nghiệp MFC  (Melamine Faced Chipboard)

    Gỗ công nghiệp MFC được cấu tạo từ cốt ván dăm sau đó được phủ lớp Melamine trên bề mặt để chống trầy xước. Thông thường sẽ sử dụng gỗ tự nhiên nghiền nhỏ thành dăm gỗ kết hợp với keo. Tiếp đó sẽ được ép để tạo ra những tấm gỗ có độ dày tiêu chuẩn. Đây cũng là sản phẩm được lựa chọn nhiều trong nội thất văn phòng vì chi phí thấp.

    • Phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC gồm 2 loại là gỗ MFC tiêu chuẩn và gỗ MFC lõi xanh chống ẩm. 
      • Gỗ MFC tiêu chuẩn: Thường sử dụng cho nội thất văn phòng, nội thất trường học, phòng khách, phòng ngủ… Đối với loại gỗ này nên đặt ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp vì nó không có khả năng chống ẩm. 
      • Gỗ MFC lõi xanh: Chống ẩm thường sử dụng cho nội thất ở các không gian ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm… Khả năng chống ẩm vô cùng tốt nhờ các hạt hút nước chấm xanh được trộn lẫn với bột gỗ khi sản xuất. 
    cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp
    Gỗ công nghiệp MFC chất lượng
    • Quy trình sản xuất: Sau khi cho gỗ rừng vào dăm gỗ sẽ sử dụng keo công nghiệp và tiến hành ép với cường độ cao. Tiếp đến là tạo thành dạng tấm với độ dày lần lượt là 9, 12, 15, 18, 25 ly,... Cuối cùng tiến hành phủ Melamine trên bề mặt của ván để chống trầy và thấm nước.
    • Ưu điểm của gỗ MFC
      • Bề mặt phủ Melamine hạn chế chống trầy
      • Đa dạng về màu sắc giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
      • Giá cả phải chăng. 
      • Sản phẩm có sự đồng nhất về màu sắc nhờ sản xuất từ nhà máy.
      • Thi công trong thời gian ngắn, phù hợp với các dự án cấp bách.
      • MFC được sử dụng chiếm đến 80% thị trường đồ gỗ nội thất.
    • Ứng dụng
      • Được sử dụng trong hầu hết các loại sản phẩm nội thất như tủ quần áo, kệ tivi, bàn làm việc, ốp tường, ốp trần…
      • Ứng dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực như văn phòng, nhà ở, bệnh viện, trường học,...

    2. Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)

    MDF được viết tắt của Medium Density Fiberboard, là loại ván gỗ mịn phủ Melamine. Với bề mặt ván nền MDF phẳng mịn, Melamine MDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt các bề mặt trang trí cần độ bóng, mịn cao, giúp các bề mặt này đặt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn…

     

    • Phân biệt các loại gỗ công nghiệp MDF gồm 2 loại là gỗ MDF tiêu chuẩn và MDF chống ẩm.
      • Gỗ MDF tiêu chuẩn : Gỗ MDF thường được làm từ các sợi gỗ nhỏ và sử dụng keo UF (urea formaldehyde) làm chất kết dính để liên kết tạo thành cốt gỗ MDF. Ưu điểm của MDF thường hạn chế cong vênh, bề mặt phẳng mịn dễ dàng trong việc tạo hình nội thất.
      • Gỗ MDF chống ẩm: MDF chống ẩm có lõi màu xanh. Chất kết dính bột gỗ là keo MUF, nhựa Phenolic hoặc PMDI thay vì sử dụng keo UF như thông thường, điểm nổi bật của loại ván MDF lõi xanh là có tính năng vượt trội về khả năng chống thấm, chống ẩm cao, độ có giãn đàn hồi tốt
    phân biệt công nghiệp
    Ván gỗ công nghiệp MDF
    • Quy trình sản xuất: Cho vào các loại gỗ vụn, nhánh cây để nghiền thành sợi gỗ nhỏ. Tiếp đến đưa các sợi gỗ nhỏ này đến bồn rửa để làm sạch những tạp chất, khoáng chất nhựa,... còn sót lại. Sau khi làm sạch tiếp tục cho vào máy trộn cùng với keo đặc chủng, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, bột sợi gỗ, bột độn vô cơ. Tiến hành ép để cho ra thành phẩm là những ván gỗ có độ dày lần lượt là 3 ly,  6 ly, 9 ly, 12 ly… Kích thước tiêu chuẩn của mỗi tấm ván là 1220mm x 2440mm.
    • Ưu điểm gỗ MDF
      • Giảm thiểu tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt.
      • Sản phẩm có độ bền cao.
      • Thi công dễ dàng nhờ bề mặt phẳng. 
      • Có thể kết hợp với acrylic, melamine, laminate, veneer…
      • Phù hợp với nhiều loại thiết kế. 
      • Giá rẻ hơn gỗ tự nhiên. 
    • Ứng dụng
      • Sản phẩm nội thất như bàn ăn, giường ngủ, bàn làm việc, tủ quần áo, cửa gỗ…
      • Sử dụng cho nội thất văn phòng, bệnh viện, trường học, phân xưởng… 

    3. Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)

    Gỗ công nghiệp HDF có cấu tạo từ gỗ ván sợi ở mật độ cao và lớp phủ đa dạng có thể sơn màu, phủ melamine, dán laminate, veneer. Đây là loại gỗ có độ nén chặt cao do đó cứng và khả năng chống ẩm tốt hơn. Gỗ công nghiệp HDF có giá thành khá cao. 

    Phân biệt các loại gỗ công nghiệp HDF gồm 2 loại là gỗ HDF chống ẩm và HDF siêu chống ẩm. Gỗ HDF chống ẩm lõi vàng được ứng dụng nhiều trong sản phẩm nội thất. Gỗ HDF siêu chống ẩm lõi đen, xanh được ứng dụng cho các chi tiết cắt định hình như tủ bếp. Và có khả năng chịu ẩm và chịu nước cao. 

     phân biệt hdf và mdf
    Gỗ công nghiệp HDF chống ẩm cao
    • Quy trình sản xuất: Sau khi gỗ được khai thác và đưa về xưởng xử lý sẽ được lộc và sấy khô ở nhiệt độ từ 1000 - 2000 độ C. Nhằm loại bỏ nước và nhựa trong thân cây. Trộn bột gỗ với chất phụ gia để tăng độ cứng và hạn chế mối mọt. Tiến hành định hình tấm gỗ với kích thước tiêu chuẩn và ép dưới áp suất cao. Xử lý bề mặt gỗ HDF và cắt theo kích thước có sẵn. Cuối cùng là phủ lớp về mặt và vân gỗ.
    • Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF
      • Có khả năng chịu ẩm, chịu nước. mối mọt, chống vênh khá tốt. 
      • Độ bám của ốc vít cao.
      • Sản phẩm có độ bền cao.
      • Kết hợp được với melamine, laminate, veneer…
      • Thân thiện với môi trường và sức khỏe người dùng nhờ 80% là gỗ tự nhiên.
      • Phù hợp nội thất của mọi căn nhà.
      • Tính thẩm mỹ cao. 
    • Ứng dụng gỗ HDF trong nội thất
      • Sử dụng cho nội thất ngoài trời như cửa ra vào, tủ bếp. tủ quần áo…
      • Sử dụng làm sàn gỗ cho văn phòng và gia đình. 

    4. Gỗ ép (Plywood)

    Gỗ công nghiệp Plywood còn được gọi là gỗ ép được cấu tạo từ nhiều lớp ván gỗ mỏng. Được xếp chồng lên nhau liên tục theo đường vân gỗ với cùng một kích thước. Giữa các lớp gỗ được sử dụng keo chuyên dụng phenol hoặc formaldehyde để liên kết. Tiếp đến những lớp gỗ này được ép bằng máy ép thủy lực cho ra ván gỗ plywood hoàn chỉnh.  

    • Phân biệt các loại gỗ công nghiệp: Plywood gồm 3 loại là Plywood mềm, cứng và các loại khác. 
      • Plywood mềm thường sử dụng cho các đồ nội thất. 
      • Plywood cứng được sử dụng cho sản phẩm ngoại thất, vách ốp tường, sàn nhà hoặc cốp pha xây dựng. 
      • Plywood khác thường được bổ sung thêm các chất phụ gia như chống ẩm, chống cong vênh…  
     phân biệt các loại gỗ công nghiệp
    Ván ép Plywood phổ biến

    5. Phân biệt các loại ván gỗ công nghiệp qua đặc tính nổi bật

    Để khách hàng có thể dễ dàng phân biệt các loại gỗ công nghiệp, dưới đây là những so sánh về đặc tính nổi bật của từng loại Cùng theo dõi nhé!

    Phân loại

    Đặc điểm nổi bật

    Gỗ MFC

    • Bề mặt của MFC được phủ một lớp melamine để tạo ra một bề mặt chống trầy, dễ vệ sinh.
    • Cấu trúc bên trong của MFC thường là một lõi bằng bột gỗ hoặc chipboard.
    • Gỗ MFC có trọng lượng nhẹ.
    • Giá thành phải chăng. 

    Gỗ MDF

    • Có độ dày đồng đều và bề mặt phẳng, mịn.
    • Dễ dàng gia công thành các hình dạng và kích thước khác nhau.
    • Bề mặt hoàn thiện mịn màng dễ dàng sơn, phủ laminate hoặc hoàn thiện bằng các phương pháp khác.
    • Có thể được sản xuất với đa dạng kích thước và độ dày.
    • Giá thành tầm trung. 

    Gỗ HDF

    • Có độ dày đồng nhất và bề mặt mịn.
    • Thường có mật độ cao hơn so với MDF, do đó có độ bền cao hơn và ít cong vênh hơn.
    • Độ bền cao, chịu được lực nén và lực kéo tốt.
    • Dễ dàng chế biến và gia công thành các hình dạng và kích thước khác nhau.
    • Bề mặt mịn màng và phẳng, dễ dàng sơn, phủ laminate hoặc hoàn thiện bằng các phương pháp khác.

    Gỗ Plywood

    • Độ cứng và độ bền cao, ít cong vênh hơn so với MDF hoặc HDF.

    • Khả năng chịu lực tốt, chịu được áp lực lớn và lực kéo.

    • Có khả năng chống nước tốt hơn so với MDF hoặc HDF, đặc biệt là loại plywood có lớp phủ chống thấm nước

    • Giá thành cao

    6. Phân biệt qua các đặc điểm kỹ thuật

    Dưới đây là một vài phân biệt các loại gỗ công nghiệp dựa vào đặc điểm kỹ thuật dành cho khách hàng. Hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới.

    Phân loại

    Gỗ MFC

    Gỗ MDF

    Gỗ HDF

    Gỗ Plywood

    Cấu tạo

    Lõi làm từ hạt gỗ hoặc bột gỗ, được phủ bởi một lớp melamine ở cả hai mặt.

     

    Được tạo thành từ bột sợi gỗ mịn trộn với keo. Sau đó được ép nén ở tỉ suất trung bình tạo thành tấm. 

    Được tạo thành từ bột gỗ mịn trộn với keo. Và được ép nén ở tỉ suất cao.

    Được tạo thành từ nhiều lát gỗ mỏng (1mm) và xếp chồng lên nhau bằng kéo chuyên dụng.

    Tính chất 

    Khả năng hạn chế cong vênh tốt. Gỗ MFC cốt lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt. 

     

    Có bề mặt phẳng mịn, ít co ngót và cong vênh. Gỗ MDF cốt lõi xanh có khả năng chống ẩm tốt.

    Có lõi gỗ cứng, chịu lực và chịu nước cực tốt. Bề mặt phẳng, có khả năng chống trầy xước.

    Bề mặt thường sần, không nứt, không co ngót. Ít mối mọt và chịu lực cao. 

    Độ dày

    8mm - 25mm

     

    3mm- 25mm

    3mm - 25mm

     

    3mm - 25mm

     

    Ứng dụng 

    Nội thất văn phòng, tủ bếp, tủ quần áo, kệ sách, đồ nội thất và trang trí khác.

     

    Sử dụng để sản xuất các sản phẩm đồ nội thất gia đình, văn phòng, trường học.

    Sử dụng cho nội thất nhà ở, văn phòng, khách sạn, showroom. 

    Sử dụng nhiều cho tủ bếp, những nội thất thường đặt tại nơi ẩm ướt. 

    Gia công các phần thô của nội thất gia đình, văn phòng.

    Làm lõi cho bề mặt veneer.

    7. Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng

    Bề mặt gỗ vừa tăng tính thẩm mỹ cho cốt gỗ vừa có chức năng bảo vệ an toàn cho người dùng khi sử dụng. Do đó, các loại gỗ công nghiệp được phủ cốt gỗ hoặc loại sơn phù hợp để tạo độ bền và tạo vẻ ngoài thu hút. Phân biệt các loại gỗ công nghiệp thông qua 4 loại bề mặt được ưa chuộng và sử dụng phổ biến sau.

    7.1 Bề mặt Melamine

    Bề mặt Melamine là các loại giấy Melamine hay tấm phủ Melamine, giấy trang trí nhúng keo Melamine. Thường được dùng để ép các tấm ván gỗ dăm tạo ra thành phẩm là gỗ MFC. 

    • Được phủ cốt gỗ MDF hoặc MFC với độ dày từ 0.4 - 1 rem.
    • Cốt gỗ phủ bề mặt Melamine sau khi hoàn thiện có độ dày trung biệt là 18 - 25mm. 
    • Bề mặt Melamine có kích thước phổ biến là 1220 x 2440mm hoặc 1830 x 2440mm.
    • Có màu sắc đa dạng từ màu đơn sắc đến màu vân gỗ, kim loại vân đá.
    • Chống mối mọt, cong vênh, chống xước hiệu quả. 
    • Khả năng chống nước kém.
    • Sử dụng cho nội thất có vị trí khô ráo, thoáng mát.  
    phân biệt gỗ công nghiệp
    Cốt gỗ được phủ melamine bề mặt

    7.2 Bề mặt Laminate

    Bề mặt Laminate được dùng để phủ lên các cốt gỗ ván dăm, ván MDF, ván HDF với mục đích tăng tính thẩm mỹ  và độ bền cho các sản phẩm. Bề mặt Laminate bao gồm 3 lớp: lớp Overlay, lớp Decorative paper, lớp Kraft paper được chế tạo theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate).

    • Bề mặt tổng hợp nên có độ dày cao, trung bình từ 0.5 - 1mm. Loại phổ thông dày 0.7 - 0.8mm. 
    • Thường dùng để phủ cốt gỗ HDF, MDF hoặc ván dán Okal. 
    • Có khả năng uốn cong tốt nên được dùng làm mặt bàn, ghế, hộc tủ có nhiều đường gập cong theo công nghệ postforming. 
    • Laminate dùng để phủ lên bề mặt sàn gỗ, ốp tường, tủ bếp hoặc nội thất trong gia đình. 
    • Có độ dày cao, đa dạng màu sắc. 
    phân biết các loại gỗ công nghiệp
    Mẫu cốt gỗ phủ bề mặt laminate

    7.3 Bề mặt phủ Veneer

    Bề mặt Veneer được lạng mỏng từ thân cây gỗ tự nhiên, có độ dày từ 0.3mm – 0.6mm, bề mặt luôn được chà nhám, láng mịn và nhẵn bóng. Các loại gỗ thường được sử dụng để tạo thành veneer thường là gỗ Sồi, gỗ Óc chó, gỗ Tần bì, Dẻ gai…

    • Bề mặt làm từ veneer lạng có độ dày khoảng 0.5mm.
    • Thường dùng để phủ lên cốt gỗ MDF, HDF, gỗ ghép và ván dăm…
    • Lớp phủ bề mặt sau khi hoàn thành được phủ sơn PU để làm đồ nội thất như tủ, bàn, vách ngăn, giường, tấm ốp tường… 
    • Dễ thi công, có thể tạo kiểu theo yêu cầu, chi phí thấp.
    • Nên lựa chọn cốt gỗ dán phủ để hạn chế tình trạng trương nở khi gặp nước. 
    cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp
    Mẫu cốt gỗ bề mặt phủ veneer

    7.4 Bề mặt phủ Acrylic

    Bề mặt Acrylic là loại bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp, được thiết kế hiện đại, sang trọng và tinh tế. Loại nhựa dẻo này có độ bóng cao như gương với đa dạng màu sắc. Bề mặt này có thể khả năng chịu tác động, chịu nhiệt độ cao và có thể chống tia cực tím khá tốt.

    • Cấu tạo từ nhựa dẻo có gốc axit acrylic hoặc axit metacrylic. 
    • Bề mặt bóng, sáng và nhẵn.
    • Đa dạng màu sắc và mẫu mã từ trơn, metallic đến đường vân gỗ sang trọng. 
    • Phù hợp cho nội thất khổ lớn vì có chiều dài lên đến 2.8m.
    • Có tính dẻo dai, ổn định màu sắc và không bay màu. 
    • Dễ gia công, bền, nhẹ.
    • Có khả năng chịu tác động, chịu nhiệt và chống tia cực tím. 
    phân biệt gỗ công nghiệp
    Mẫu bề mặt phủ acrylic

    8. Loại bề mặt gỗ công nghiệp nào là sự lựa chọn tốt nhất?

    Tùy vào nhu cầu và tính ứng dụng mà người sử dụng cần mà có thể lựa chọn bề mặt gỗ công nghiệp phù hợp. Cụ thể:

    • Nếu muốn lựa chọn sản phẩm để ốp lát thì bề mặt Laminate là lựa chọn phù hợp. 
    • Nếu khách hàng muốn bề mặt chuyên sản xuất đồ nội thất trong nhà có thể lựa chọn bề mặt phủ Melamine, Veneer. 
    • Bề mặt phủ Acrylic thích hợp cho những khách hàng muốn bề mặt sáng bóng và bắt mắt.  
    phân biệt các loại gỗ công nghiệp
    Lớp bề mặt phủ veneer

     9. Nội thất nhà ở thường dùng loại gỗ công nghiệp nào?

    Mỗi loại bề mặt phủ gỗ đều có tính chất và công dụng khác nhau. Do đó tùy vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu khách hàng muốn lựa chọn cho sản phẩm nội thất trong nhà thì nên chọn ván có cốt gỗ MDF/ HDF phủ bề mặt Melamine/Laminate. Vì đây là loại có độ bền cao, có khả năng chịu ẩm, chịu nước khá tốt. Nếu khách hàng có ngân sách hạn chế thì có thể tham khảo MDF và cuối cùng là MFC. Ngoài ra nếu khách hàng muốn lựa chọn những vật liệu để ốp nền nhà hoặc công trình thì có thể tham khảo ván có cốt gỗ HDF được nén với tỷ trọng 850kg/m3. Hãy lựa chọn ván có cốt gỗ MDF hoặc Plywood nếu bạn đang cân nhắc cho các sản phẩm nội thất. 

     

    phân biệt công nghiệp
    Cốt gỗ HDF phủ bề mặt Laminate

    Trên đây là toàn bộ nội dung về phân biệt các loại gỗ công nghiệpNội Thất Bến Thành giới thiệu đến bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 0937894488. Ngoài ra bạn có thể truy cập website của chúng tôi để tìm hiểu về những thông tin liên quan bạn nhé.

    Trương Văn Đông - Giám đốc Nội Thất Bến Thành
    Trương Văn Đông - Giám đốc Nội Thất Bến Thành

    CEO Trương Văn Đông là chuyên gia với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công và sản xuất nội thất nhà phố, chung chư,... Mời bạn cùng tìm hiểu về nhà sáng lập tài ba này.

    icon icon icon

    Đánh giá trung bình

    0/5

    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Viết nhận xét của bạn

    Gửi nhận xét của bạn

    Bài viết liên quan