Gỗ Công Nghiệp MDF Là Gì? Ưu Nhược Điểm Kèm Bảng Giá


05/07/2024

    Gỗ công nghiệp MDF ngày càng khẳng định vị thế trong ngành nội thất bởi những ưu điểm vượt trội và giá thành hợp lý. Trong bài viết này, Nội Thất Bến Thành sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về loại vật liệu này bao gồm những ưu nhược điểm và bảng giá được cập nhật mới nhất.

    >>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Tủ bếp gỗ công nghiệp hiện đại giá rẻ | báo giá chi tiết

    1. Gỗ công nghiệp MDF là gì? Lịch sử phát triển

    MDF (Medium Density Fiberboard), hay gỗ ván sợi mật độ trung bình là ván gỗ công nghiệp làm từ sợi hoặc bột gỗ mềm và cứng. Ngoài ra chúng còn kết hợp với chất kết dính, parafin và chất làm cứng. Tất cả đều được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.

    Những tấm gỗ công nghiệp MDF đầu tiên được sản xuất tại một xưởng có tên là Deposit ở New York, Mỹ. Sau đó, công nghệ này nhanh chóng lan rộng và đạt được những tiến bộ vượt bậc. Sự ra đời của ván MDF là một cột mốc quan trọng cho ngành công nghiệp Mỹ và toàn cầu. 

    Chỉ sau sáu năm phát triển, Mỹ đã có ba nhà máy với sản lượng đạt 133,000m³ mỗi năm. Đến năm 2000, trên thế giới đã có tổng cộng 291 nhà máy, với công suất lớn nhất lên đến 340,000m³ mỗi năm. Gỗ MDF thường được dùng làm các mẫu tủ bếp đẹp, hiện đại như gỗ chữ L, chữ I và mẫu tủ chữ U.

    gỗ mfc là gì
    Gỗ công nghiệp MDF ngày nay được sử dụng rất phổ biến

    2. Đặc điểm và thành phần cấu tạo của gỗ MDF

    Thông thường, ván ép MDF có màu sắc tự nhiên của gỗ như vàng hoặc nâu. Ván chống ẩm thường có màu xanh còn ván chống cháy thường có màu đỏ. Lưu ý rằng, các màu sắc này chỉ là chỉ thị để phân biệt các loại ván, không ảnh hưởng đến khả năng chống ẩm hay chống cháy của chúng. Ngoài ra:

    • Ván MDF được coi là ổn định và trơ khi ở dạng tấm.
    • Ván MDF đạt tiêu chuẩn phát thải formaldehyde thường không có mùi hoặc có mùi thơm của gỗ.
    • Tỷ trọng trung bình của ván MDF là từ 680 – 840 kg/m3.
    • Các độ dày phổ biến của ván MDF bao gồm: 3, 6, 9, 12, 15, 17, 18, 25 mm.
    gỗ công nghiệp mdf
    Ván MDF thường không có mùi

    Ván MDF chủ yếu được cấu thành từ sợi gỗ (hoặc bột gỗ), chất kết dính, và một số thành phần khác như parafin và chất làm cứng.

    Thông thường, thành phần của ván MDF gồm khoảng 75% gỗ, 11-14% keo Urea Formaldehyde (UF). Ngoài ra còn có 6-10% nước và dưới 1% các thành phần khác (parafin, chất làm cứng...). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra MDF chống ẩm.

    Các sợi gỗ (hoặc bột gỗ) trong MDF chủ yếu từ các loại gỗ mềm, nhưng tùy theo mục đích của nhà sản xuất, một số loại gỗ cứng cũng có thể được thêm vào để đạt được đặc tính mong muốn.

    Nguyên liệu sản xuất MDF bao gồm các loại gỗ rừng trồng như cao su, bạch đàn, keo, thông… Đó cũng có thể là hỗn hợp dăm gỗ cứng và mềm. Nguyên liệu đầu vào không chỉ là gỗ từ thân cây mà còn có thể tận dụng cành, ngọn, bìa bắp, đầu mẩu và mùn cưa từ quá trình cưa xẻ.

    gỗ công nghiệp mdf
    MDF được sản xuất từ nhiều loại gỗ rừng trồng

    3. Phân loại ván gỗ công nghiệp MDF 

    Ván gỗ công nghiệp MDF được phân loại thành các loại chính dựa trên đặc tính và ứng dụng như sau:

    • Gỗ MDF thường Gỗ MDF thường: Đây là loại gỗ phổ biến hiện nay, được sản xuất từ các sợi gỗ nhỏ và keo UF làm chất kết dính. MDF thường có giá hợp lý và được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gỗ này là dễ bị phồng trong môi trường ẩm ướt.
    • Gỗ MDF chống ẩm Gỗ (ván) MDF chống ẩm: Gỗ có lõi màu xanh, sử dụng keo MUF, nhựa Phenolic hoặc PMDI và nguyên liệu nhập khẩu. Với khả năng chống thấm, chống ẩm và độ co giãn đàn hồi tốt, nó được sử dụng rộng rãi ở các nơi có điều kiện không khí ẩm ướt như tại Việt Nam. Nhờ những tính năng vượt trội, giá của gỗ MDF chống ẩm cao hơn MDF thường.
    • Gỗ MDF chống cháy: MDF chống cháy có lõi màu đỏ, được thêm phụ gia như thạch cao và xi măng để giảm khả năng bắt lửa. Gỗ này mất thời gian lâu hơn để cháy và không tạo ra ngọn lửa lớn, thường dùng trong văn phòng, chung cư và thiết kế nội thất. Tuy nhiên, do nguyên liệu chính là gỗ, MDF chống cháy vẫn sẽ cháy khi tiếp xúc với nhiệt và lửa lớn trong thời gian dài.
    gỗ công nghiệp mdf
    3 loại gỗ MDF hiện nay

    4. Ưu nhược điểm của gỗ MDF là gì? 

    Gỗ công nghiệp MDF là loại vật liệu có nhiều ưu điểm và phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần lưu ý một số nhược điểm của loại vật liệu này để có lựa chọn phù hợp. 

    4.1. Ưu điểm 

    Lợi ích của gỗ MDF là:

    • Hạn chế cong vênh, co ngót như gỗ tự nhiên.
    • Nhìn chung, giá của ván MDF thấp hơn so với ván dán và gỗ tự nhiên.
    • Do cấu trúc rất đồng nhất, khi cắt ván MDF, các cạnh không bị sứt mẻ.
    • Bề mặt của ván MDF phẳng và mịn, dễ dàng sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine hay Laminate.
    • Sản lượng ổn định và thời gian gia công nhanh, phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
    • Bề mặt ván MDF có thể rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, thuận tiện cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm kích thước lớn mà không cần chắp nối.
    Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF
    Các cạnh của gỗ MDF không bị sứt mẻ sau khi cắt

    4.2. Nhược điểm 

    Nhược điểm của gỗ MDF là:

    • Gỗ công nghiệp MDF thông thường không chịu nước tốt, nhưng có thể khắc phục bằng cách sử dụng loại MDF chống ẩm.
    • Ván MDF có độ cứng thấp, nên dễ bị mẻ cạnh.
    • Hạn chế trạm trổ họa tiết lên bề mặt như gỗ tự nhiên, chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí.
    • Ván MDF chất lượng thấp có thể chứa Formaldehyde, gây hại cho sức khỏe người sản xuất và người sử dụng.
    gỗ công nghiệp MDF
    Ván gỗ MDF không thể chạm trổ nhiều họa tiết như gỗ tự nhiên

    5. Cập nhật bảng giá gỗ MDF chi tiết và mới nhất 

    Giá của gỗ công nghiệp MDF có sự khác biệt dựa trên kích thước, loại gỗ MDF, và vật liệu phủ bề mặt mà khách hàng chọn lựa. Dưới đây là bảng giá gỗ công nghiệp MDF mới nhất:

    BẢNG GIÁ GỖ CÔNG NGHIỆP MDF KHI THI CÔNG NỘI THẤT NHÀ PHỐ

    Sản phẩm

    Đơn vị

    MDF (Thùng luôn là Melamine, thay đổi vật liệu chỉ thay cánh)

    Bề mặt Melamine

    Bề mặt Sơn 2K

    Bề mặt Acrylic

    Tủ tivi

    md

    2.000.000

    2.200.000

    2.600.000

    Tủ giày

    m2

    2.600.000

    2.700.000

    3.000.000

    Tủ bếp trên

    md

    2.400.000

    2.600.000

    3.400.000

    Tủ bếp dưới

    md

    2.600.000

    2.800.000

    3.600.000

    Giường ngủ

    cái

    5.000.000

    5.000.000

    Không Acrylic

    Bàn phấn

    cái

    2.800.000

    2.800.000

    3.000.000

    Tủ đầu giường

    cái

    950.000

    950.000

    1250.000

    Tủ áo

    m2

    2.600.000

    2.800.000

    3.600.000

    Thiết kế miễn phí khi ký hợp đồng thi công nội thất

     

    BẢNG GIÁ GỖ CÔNG NGHIỆP MDF KHI THI CÔNG NỘI THẤT PHÒNG NGỦ

    Sản phẩm

    Kích thước tiêu chuẩn

    Đơn vị

    Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm

    MDF (Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh)

    Bề mặt Melamine

    Bề mặt Sơn

    Bề mặt Acrylic

    Giường ngủ

    1600 x 2000

    cái

    6.000.000

    6.000.000

    Không Acrylic

    Hộc kéo

    cái

    500.000

    500.000

    800.000

    Bàn phấn

    1000 x 500 x 750H

    cái

    2.800.000

    2.800.000

    3.000.000

    Tủ đầu giường

    450 x 400 x 500H

    cái

    950.000

    950.000

    1.250.000

    Bàn làm việc

    1200 x 600 x 750H

    md

    3.000.000

    3.000.000

    3.500.000

    Tủ áo

    2000 x 600 x 2600H

    m2

    2.600.000

    2.800.000

    3.600.000

    Thiết kế miễn phí khi ký hợp đồng thi công nội thất

     

    BẢNG BÁO GIÁ GỖ CÔNG NGHIỆP MDF LÕI XANH CHỐNG ẨM KHI THI CÔNG NỘI THẤT BẾP

    Sản phẩm

    Kích thước

    Đơn vị

    MDF

    Melamine

    Melamine + Sơn

    Acrylic

    Tủ bếp trên

    Sâu 350 x cao 700

    md

    2.400.000

    2.400.000

    3.400.000

    Tủ bếp dưới

    600 x 8100

    md

    2,600,000

    2.600.000

    3.600.000

    Thiết kế miễn phí khi ký hợp đồng thi công nội thất

    6. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF 

    Gỗ MDF được sản xuất thông qua hai quy trình chính: quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi quy trình này tạo ra các tấm gỗ có chất lượng và vẻ đẹp thẩm mỹ khác nhau. Dưới đây là chi tiết quy trình sản xuất MDF sau khi gỗ được thu hoạch, sơ chế thành bột gỗ và đưa vào chế biến tại nhà máy.

    6.1. Quy trình sản xuất khô 

    Quy trình sản xuất khô diễn ra như sau:

    • Bước 1: Trộn bột gỗ, chất phụ gia và keo trong máy trộn sấy để tạo thành bột sợi.
    • Bước 2: Trải đều bột sợi trên mặt phẳng và cào thành 2-3 tầng tùy theo kích thước mong muốn.
    • Bước 3: Chuyển các tầng bột sợi qua máy ép gia nhiệt.
      • Ép lần 1: Ép sơ bộ để nén. 
      • Ép lần 2: Tất cả các tầng được ép chặt lại với nhau. 
      • Bước ép rất quan trọng, kỹ thuật viên cần điều chỉnh lực nén và nhiệt độ một cách từ từ dựa vào độ dày và cấu tạo của ván. Làm như vậy để loại bỏ hoàn toàn lượng nước, tránh ẩm mốc sau này.
    • Bước 4: Cắt ván và bo viền.
    • Bước 5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
    sản phẩm gỗ công nghiệp mdf
    Công đoạn chà nhám gỗ

    6.2. Quy trình sản xuất ướt 

    Trong sản xuất ướt, quy trình sẽ bao gồm các bước:

    • Bước 1: Bột gỗ sau khi nghiền nát sẽ được tưới nước để làm ướt để một lúc cho vón thành dạng vảy.
    • Bước 2: Các vảy gỗ được phân bổ đều lên mâm ép và ép sơ bộ một lần để tạo độ dày tiêu chuẩn hay còn gọi là ván sơ.
    • Bước 3: Sử dụng hơi nhiệt để ép chặt hai mặt của tấm ván và dần dần loại bỏ nước.
    • Bước 4: Cắt ván và bo viền.
    • Bước 5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
    gỗ mfc là gì
    Gỗ công nghiệp MDF phải trải qua 2 quy trình sản xuất

    7. Một số vật liệu phủ gỗ MDF phổ biến 

    Các loại vật liệu phủ MDF phổ biến bao gồm:

    • MDF phủ melamine: Đây là vật liệu gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay với tính linh hoạt cao, khả năng chịu lực tốt và dễ dàng gắn vít. Công nghệ melamine đồng vân (EIR) đã phát triển, tạo ra hiệu ứng vân gỗ tự nhiên, mang lại diện mạo mới cho vật liệu này thay thế cho gỗ tự nhiên.
    • MDF phủ laminate: Laminate là một loại bề mặt dày hơn, cảm giác sờ vào tự nhiên hơn và có khả năng chống xước tốt hơn melamine. Tuy nhiên, quá trình gia công phức tạp hơn (ép nguội) và sử dụng keo PUR cộng với chi phí cao làm hạn chế việc sử dụng rộng rãi vật liệu này.
    • MDF phủ veneer: Veneer là lựa chọn giả gỗ lạng, được sử dụng như một giải pháp thay thế gỗ tự nhiên, tuy nhiên chi phí cao và quá trình thi công phức tạp là nhược điểm của vật liệu này.
    • MDF phủ Acrylic: Acrylic thường được ưa chuộng bởi những người thích các thiết kế nội thất bóng gương, tạo ra không gian sang trọng và sạch sẽ. Tuy nhiên, vấn đề về giá thành và sự không rõ ràng về nguồn gốc nguyên liệu là những điểm hạn chế lớn của vật liệu này trong sản xuất nội thất.
    • MDF phủ sơn: MDF được phủ sơn là lựa chọn khác được ưa chuộng, đặc biệt trong các phong cách như Indochine, chiết trung hay tân cổ điển. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào kỹ năng thợ và điều kiện môi trường sản xuất, dẫn đến sự không đồng đều và chi phí cao.
    gỗ công nghiệp mdf
    MDF phủ sơn

    8. Phân biệt gỗ công nghiệp MDF và MFC

    Gỗ MFC là gì? MDF và MFC đều là gỗ công nghiệp phổ biến được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất. Tuy nhiên, hai loại gỗ này có một số điểm khác biệt về cấu tạo, tính chất và ứng dụng như sau:

    Tính chất

    MDF

    MFC

    Cấu tạo

    Bột gỗ, sợi gỗ

    Dăm gỗ

    Bề mặt

    Nhẵn mịn. dễ gia công

    Sần sùi, khó gia công hơn

    Khả năng chịu lực

    Cao

    Trung bình

    Khả năng chống ẩm

    Chống ẩm khá kém, có dòng gỗ chống ẩm riêng

    Chống ẩm khá kém, có dòng gỗ chống ẩm riêng

    Tính thẩm mỹ

    Đa dạng màu sắc, dễ phủ veneer hay sơn

    Ít màu sắc hơn, khó phủ veneer

    Giá thành

    Cao hơn

    Thấp hơn

    Ứng dụng

    Nội thất căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự, thi công nội thất cao cấp

    Nội thất văn phòng

    Gỗ công nghiệp MDF là một loại vật liệu phổ biến trong ngành công nghiệp nội thất và xây dựng. Với nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, dễ gia công, đa dạng mẫu mã, MDF là lựa chọn phù hợp cho nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm MDF chất lượng cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

    Trương Văn Đông - Giám đốc Nội Thất Bến Thành
    Trương Văn Đông - Giám đốc Nội Thất Bến Thành

    CEO Trương Văn Đông là chuyên gia với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công và sản xuất nội thất nhà phố, chung chư,... Mời bạn cùng tìm hiểu về nhà sáng lập tài ba này.

    icon icon icon

    Đánh giá trung bình

    0/5

    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Viết nhận xét của bạn

    Gửi nhận xét của bạn

    Bài viết liên quan